Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

Những thủ tục mở cửa hàng bán sữa người kinh doanh nên biết

Những thủ tục mở cửa hàng bán sữa người kinh doanh nên biết

Nếu bạn đang thắc mắc về những thủ tục cần chuẩn bị để mở cửa hàng sữa và cần lời giải đáp. Vậy hãy tham khảo những thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây về thủ tục mở cửa hàng bán sữa nhé!

1. Đăng ký kinh doanh

Thủ tục mở cửa hàng bán sữa đầu tiên mà người kinh doanh cần có đó chính là giấy phép kinh doanh. Giấy phép kinh doanh là để chứng nhận cửa hàng đang hoạt động hợp pháp. Sau đây là thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
- Nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung giấy phép kinh doanh bao gồm: tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh, số điện thoại, thư điện tử( nếu có), ngành nghề kinh doanh, vốn kinh doanh, số lao động, thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân.
- Sau khi đầy đủ các giấy tờ cần thiết bạn chỉ cần chờ đợi và nhận sự phản hồi từ phía cơ quan chức năng và nhớ nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.
- Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên của tháng cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh nên bạn đừng nôn nóng vì thấy nộp lâu rồi mà vẫn chưa được trả lời.
thu-tuc-mo-cua-hang-ban-sua
Chuẩn bị thủ tục mở cửa hàng bán sữa

2. Chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm 

Sữa là một mặt hàng cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng vì vậy phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây cũng là thủ tục mở cửa hàng bán sữa mà người kinh doanh cần hết sức chú ý đến. Bạn có thể xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại bộ y tế hoặc bộ nông nghiệp hoặc tại nơi cung cấp sữa cho cửa hàng của bạn. Hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận.
- Bản công chứng giấy phép kinh doanh.
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Số lượng hồ sơ: 1 bộ
Có được giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khách hàng sẽ yên tâm sử dụng sản phẩm của bạn hơn. Đây cũng là cách mở cửa hàng bán sữa đạt doanh thu cao, thu hút nhiều khách hàng.

3. Các loại thuế phải nộp khi mở cửa hàng sữa 

Khi mở cửa hàng bán sữa người kinh doanh cần phải tuân thủ nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. Đây là một trong những thủ tục mở cửa hàng bán sữa cần thiết nhất.
Theo Điều 2, Thông tư 92/2015/TT-BTC, các loại thuế cần phải nộp như sau:
- Thuế môn bài theo năm: dựa trên thu nhập một tháng. Mức thuế này thấp nhất là 50.000Đ.
- Thuế Giá trị gia tăng (GTGT): bằng Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): bằng Doanh thu tính thuế TNDN x Tỷ lệ thuế TNDN
Nếu cửa hàng sữa của bạn có doanh thu nhỏ hơn 100 triệu/năm thì bạn chỉ phải nộp thuế môn bài theo từng năm và được miễn hai loại thuế còn lại. Nếu còn thắc mắc về điều kiện áp dụng các loại thuế trên bạn có thể tham khảo quy định một số quy định về luật kinh doanh tại các bộ luật.
Bên cạnh những thủ tục mở cửa hàng bán sữa thì người kinh doanh cũng cần chú tâm đến chuẩn bị và đầu tư trang thiết bị. Một cửa hàng bán sữa cần có đủ những thiết bị sau: kệ, tủ, giá, tủ lạnh, tủ mát, quầy thu ngân, máy tính tiền, camera, máy tính tiền, máy in hóa đơn, giấy in nhiệt, hệ thống đèn điện, quạt điện...Có đầy đủ những thiết bị trên thì cửa hàng mới có thể hoạt động tốt được.
Khi bạn có ý định mở cửa hàng sữa ở nông thôn những không biết tiềm năng phát triển mặt hàng này ở nông thôn như thế nào. Bạn hãy tham khảo bài viết: Mở cửa hàng sữa ở nông thôn có khó không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét